Tại sao Việt Nam lại là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư?
Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh khi trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế đang bùng nổ, mang đến nhiều cơ hội đầu tư. Dưới đây là các ưu điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư tại Việt Nam:

Vị Trí Chiến Lược Trong Khu Vực
Nằm cạnh Trung Quốc, Việt Nam trở thành một địa điểm thay thế lý tưởng cho các nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ để nhằm hạn chế sự gián đoạn hoặc chậm trễ đối với các chuỗi cung ứng hiện có ở Trung Quốc.
Ngoài ra, các thành phố lớn của Việt Nam cũng có vị trí chiến lược. Hà Nội ở phía Bắc và TP. Hồ Chí Minh ở phía Nam là trung tâm kinh doanh và tài chính của Việt Nam.
Ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Việc tham gia các hiệp định thương mại chiến lược, bao gồm AFTA, EU-Việt Nam FTA và CPTPP, thể hiện cam kết của Việt Nam về mở cửa thương mại với các nước.
Hiện tại, có 12 hiệp định FTA mà các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể tận dụng, bao gồm các hiệp định với các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc.


Tăng cường khung thể chế và quy định
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư.
Điều này đã được phản ánh trong sự cải thiện trong xếp hạng Mức độ dễ dàng kinh doanh của Việt Nam từ thứ 99 năm 2014 lên thứ 70 vào năm 2020.
Thị trường lớn với sức mua ngày càng tăng
Với dân số khoảng 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng thị trường to lớn cho các loại hình đầu tư kinh doanh.
Theo báo cáo của PwC’s World năm 2050, Việt Nam được dự báo sẽ nằm trong Top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050.


Dân số trẻ hóa, năng lực ngày càng tăng
Việt Nam được biết đến với cơ cấu tuổi vàng với hơn 52% người trong độ tuổi lao động và khoảng 97% dân số trong độ tuổi lao động biết chữ.
Năm 2018, cả nước có hơn 1.900 trung tâm dạy nghề và đào taọ chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ cao.
Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao


Chi phí lao động cạnh tranh và năng suất tăng
Việc tăng lương ở Trung Quốc cùng với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ Trung gần đây đã buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm một thị trường thay thế.
Từ năm 2008 đến năm 2016, năng suất lao động ở Việt Nam đã tăng 22,5%. Riêng năm 2018, năng suất lao động tăng 6% so với năm 2017.
Liên tục cải thiện cơ sở hạ tầng
Từ năm 2012 đến năm 2016, Việt Nam chi tiêu cho cơ sở hạ tầng ở mức 11,5%/ năm, gần gấp đôi mức tăng trưởng GDP và nhiều nhất trong khu vực.
Việt Nam đã tăng 25 bậc xếp hạng Chỉ số Hiệu suất Logistics năm 2018 và xếp thứ 39 trong số 160 quốc gia, vượt qua Malaysia, Indonesia và Philippines.
