DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẤY PHÉP

Chúng tôi tư vấn và thực hiện trọn gói thủ tục xin giấy phép khách hàng

Các doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động nước ngoài có thể là đối tượng cần phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, làm việc tại Việt Nam.

Trên cơ sở am hiểu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện, chúng tôi có thể tư vấn đầy đủ cho khác hàng các loại giấy phép cần được cấp, các điều kiện liên quan đến việc đáp ứng quy định kinh doanh ngành nghề và hỗ trợ các thủ tục trọn gói để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc xin giấy phép.

Dịch vụ Giấy phép lao động của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;
  • Thực hiện thủ tục xin chấp thuận nhu cầu lao động cho doanh nghiệp thuê lao động;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận miễn cấp giấy phép lao động;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho Nhà Quản Lý, Chuyên Gia, Lao động kỹ thuật và các trường hợp khác được pháp luật quy định;
  • Hỗ trợ Soạn thảo hồ sơ, xác nhận kinh nghiệm tương ứng với vị trí công việc;
  • Tư vấn thủ tục, trình tự hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật hồ sơ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy phép lao động;
  • Nộp hồ sơ, đại diện làm việc với các cơ quan có liên quan cho đến khi ra kết quả phù hợp.

Dịch vụ thị thực, thẻ tạm trú của chúng tôi bao gồm:

  • Xin cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam theo diện doanh nghiệp, đầu tư, lao động, thăm thân, du lịch;
  • Thẻ tạm trú cho người nước ngoài cho mục đích doanh nghiệp, đầu tư, lao động;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục thay đổi loại thị thực của người nước ngoài do thay đổi mục đích cư trú;
  • Gia hạn thị thực, thẻ tạm trú theo định của pháp luật.

Dịch vụ giấy phép kinh doanh của chúng tôi bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thủ tục Thông báo và đăng ký website thương mại điện tử;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn Thực phẩm cho nhà hàng, cơ sở ăn uống, sản xuất thực phẩm;
  • Giấy phép An ninh và Phòng cháy chữa cháy;
  • Các loại giấy phép theo ngành nghề và theo quy định của nhà nước tại từng thời điểm.

Chúng tôi tự hào đã cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng về hồ sơ đăng ký, gia hạn, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, khiếu nại quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp ở nước ngoài.Các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Soạn thảo các yêu cầu về bằng sáng chế và thông số kỹ thuật, chuẩn bị và nộp đơn, đảm bảo đăng ký bằng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp.
  • Thực hiện tìm kiếm bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, tư vấn về khả năng cấp bằng sáng chế.
  • Tư vấn và hỗ trợ thường niên đối với các bằng sáng chế.
  • Hỗ trợ kháng nghị các phản đối và thực hiện các hành động hủy bỏ liên quan đến bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước khác.
  • Đăng ký nhãn hiệu khu vực/quốc tế theo Thương hiệu Cộng đồng (CTM) hoặc Thỏa thuận Madrid.
  • Tìm kiếm và phân tích tính khả dụng của nhãn hiệu.
  • Xin gia hạn đăng ký nhãn hiệu.
  • Cung cấp lời khuyên về vi phạm nhãn hiệu có thể xảy ra.
  • Khởi xướng/bảo vệ các nhãn hiệu trùng lặp, tương tự và hủy bỏ quyền.

Dịch vụ Giấy phép lao động của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;
  • Thực hiện thủ tục xin chấp thuận nhu cầu lao động cho doanh nghiệp thuê lao động;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận miễn cấp giấy phép lao động;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho Nhà Quản Lý, Chuyên Gia, Lao động kỹ thuật và các trường hợp khác được pháp luật quy định;
  • Hỗ trợ Soạn thảo hồ sơ, xác nhận kinh nghiệm tương ứng với vị trí công việc;
  • Tư vấn thủ tục, trình tự hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật hồ sơ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy phép lao động;
  • Nộp hồ sơ, đại diện làm việc với các cơ quan có liên quan cho đến khi ra kết quả phù hợp.

Dịch vụ thị thực, thẻ tạm trú của chúng tôi bao gồm:

  • Xin cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam theo diện doanh nghiệp, đầu tư, lao động, thăm thân, du lịch;
  • Thẻ tạm trú cho người nước ngoài cho mục đích doanh nghiệp, đầu tư, lao động;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục thay đổi loại thị thực của người nước ngoài do thay đổi mục đích cư trú;
  • Gia hạn thị thực, thẻ tạm trú theo định của pháp luật.

Dịch vụ giấy phép kinh doanh của chúng tôi bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thủ tục Thông báo và đăng ký website thương mại điện tử;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn Thực phẩm cho nhà hàng, cơ sở ăn uống, sản xuất thực phẩm;
  • Giấy phép An ninh và Phòng cháy chữa cháy;
  • Các loại giấy phép theo ngành nghề và theo quy định của nhà nước tại từng thời điểm.

Chúng tôi tự hào đã cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng về hồ sơ đăng ký, gia hạn, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, khiếu nại quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp ở nước ngoài.Các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Soạn thảo các yêu cầu về bằng sáng chế và thông số kỹ thuật, chuẩn bị và nộp đơn, đảm bảo đăng ký bằng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp.
  • Thực hiện tìm kiếm bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, tư vấn về khả năng cấp bằng sáng chế.
  • Tư vấn và hỗ trợ thường niên đối với các bằng sáng chế.
  • Hỗ trợ kháng nghị các phản đối và thực hiện các hành động hủy bỏ liên quan đến bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước khác.
  • Đăng ký nhãn hiệu khu vực/quốc tế theo Thương hiệu Cộng đồng (CTM) hoặc Thỏa thuận Madrid.
  • Tìm kiếm và phân tích tính khả dụng của nhãn hiệu.
  • Xin gia hạn đăng ký nhãn hiệu.
  • Cung cấp lời khuyên về vi phạm nhãn hiệu có thể xảy ra.
  • Khởi xướng/bảo vệ các nhãn hiệu trùng lặp, tương tự và hủy bỏ quyền.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Để được làm việc tại Việt Nam, NLĐNN phải đáp ứng các điều kiện sau :

  1. Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  2. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc;
  3. Có giấy phép lao động (“GPLĐ”) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp; và
  4. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Giấy phép lao động có thời hạn tối đa bao lâu?

Thời hạn của GPLĐ tối đa 02 năm và được phép gia hạn 01 lần. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tục và thời gian xin cấp Giấy phép Lao động như thế nào?

Người lao động nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện làm việc tại Việt Nam thì phải xin cấp GPLĐ với trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Công ty xin chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Cụ thể, trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến làm việc của người lao động, công ty cần phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tới UBND cấp tỉnh.

Bước 2: Công ty nộp hồ sơ xin cấp GPLĐ tại cơ quan có thẩm quyền. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ cho Sở lao động thương binh và xã hội (“SLĐTBXH”) nơi người lao đ dự kiến làm việc.

Vì sao người lao động nước ngoài cần phải xin giấy phép lao động?

Giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn Giấy phép lao động là một loại giấy tờ/ chứng nhận cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại một doanh nghiệp, tổ chức có hiện diện thương mại (Giấy phép hoạt động) tại Việt Nam.

Giấy phép lao động là cơ sở để xin cấp thị thực, tạm trú và cho phép người nước ngoài được mở tài khoản để nhận lương qua tài khoản ngân hàng.

Người lao động nước ngoài chuẩn bị gì để xin giấy phép lao động?

Người lao động, tùy theo vị trí công việc, cần phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật cho vị trí công việc đó. Một cách tổng quát, các hồ sơ mà NLĐ cung cấp sẽ bao gồm:

  • Lý lịch tư pháp của Người Lao động;
  • Giấy khám sức khỏe trong thời hạn 12 tháng gần nhất;
  • Hồ sơ năng lực và hồ sơ chứng minh kinh nghiệm của Chuyên Gia, Lao động kỹ thuật;
  • Hồ sơ chứng minh trong trường hợp người lao động là Quản Lý.
  • Các hồ sơ khác tùy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Gói dịch vụ của Dương Luật bao gồm những công việc gì?

Dương Luật hỗ trợ khách hàng trọn gói dịch vụ xin giấy phép lao động, bao gồm:

  • Xin chấp thuận nhu cầu lao động của công ty;
  • Tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu có liên quan theo quy định;
  • Đại diện thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các thủ tục sau khi được cấp giấy phép lao động;

Khách hàng sẽ cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, chúng tôi sẽ xử lý các công việc còn lại. 

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài để làm gì?

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và thẻ tạm trú có giá trị thay thế thị thực (visa).

Quyền lợi khi người nước ngoài sở hữu thẻ tạm trú Việt Nam:

  • ĐƯỢC miễn thị thực khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam.
  • ĐƯỢC ở lâu dài tại Việt Nam và tiết kiệm chi phí gia hạn thị thực.
  • ĐƯỢC bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.
  • ĐƯỢC thuận tiện khi làm các thủ tục giấy tờ khác.
Có bao nhiêu loại thẻ tạm trú cho người nước ngoài?

Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:

  • Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự. Cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam. Và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ. Ký hiệu: NG3;
  • Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực có ký hiệu: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT. Thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.
Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Để được cấp thẻ tạm trú, người nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Hộ chiếu còn hạn sử dụng tối thiểu là 13 tháng.
  • Phải đảm bảo thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã, phường theo đúng quy định.
  • Có cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh.

Ngoài ra, với mỗi loại thẻ tạm trú sẽ có những yêu cầu về giấy tờ khác nhau. Liên hệ ngay với Dương Luật qua tổng đài 028 3838 6989 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Thẻ tạm trú hết hạn thì có được gia hạn không?

Thẻ tạm trú hết hạn sẽ được xét cấp thẻ mới. Định nghĩa gia hạn thẻ tạm trú đã được bãi bỏ.

Người lao động nước ngoài chuẩn bị gì để xin thẻ tạm trú?

Thủ tục hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam sẽ do cá nhân, công ty mời, bảo lãnh thực hiện. Yêu cầu về hồ sơ gồm:

Giấy tờ cá nhân của người nước ngoài: 

  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn trên 13 tháng, 
  • 2 ảnh, kích thước 2×3 nền trắng, 
  • Mẫu đơn xin cấp thẻ tạm trú được điền đầy đủ thông tin,
  • Tờ khai báo tạm trú có xác nhận của công an địa phương,
  • Giấy tờ chứng minh của người nước ngoài thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú: Người lao động, làm việc tại Việt Nam: Giấy phép lao động hoặc Miễn giấy phép lao động; Người nước ngoài diện thăm thân: Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân; Nhà đầu tư: Giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận góp vốn;
  • Các loại giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Gói dịch vụ của Dương Luật bao gồm những công việc gì?

Dương Luật hỗ trợ khách hàng trọn gói dịch vụ xin thẻ tạm trú, bao gồm:

  • Tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu có liên quan theo quy định;
  • Đại diện thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Khách hàng sẽ cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, chúng tôi sẽ xử lý các công việc còn lại. 

Giấy phép kinh doanh (“GPKD”) là gì?

GPKD được hiểu là một loại văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp nhằm cho phép doanh nghiệp được tiến hành đầu tư kinh doanh ngành, nghề có điều kiện hoặc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

GPKD có thể là dạng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà chủ thể kinh doanh phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, có rất nhiều loại GPKD khác nhau như giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa, giấy phép bán buôn rượu/ bán lẻ rượu, GPKD hoạt động mua bán hàng hoá của Doanh Nghiệp FDI hoặc nhà đầu tư nước ngoài…

GPKD có phải Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?

GPKD không phải là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

GPKD có phải là giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề không?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một trong những hình thức văn bản cụ thể của GPKD nói chung. Nội dung của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là về xác nhận doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện đối với cơ sở vật chất, con người để kinh doanh hoạt động theo quy định. Chẳng hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Chứng chỉ hành nghề là văn bản được cấp cho cá nhân đủ điều kiện chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoạt động trong một ngành, nghề nhất định. Đối tượng của chứng chỉ hành nghề là cá nhân chứ không phải là một tổ chức kinh tế như doanh nghiệp.

GPKD hoạt động mua bán hàng hoá của Doanh Nghiệp FDI là gì?

GPKD được hiểu là một loại văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm cho phép Doanh Nghiệp FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá.

Khi nào Doanh nghiệp phải có Giấy phép Kinh Doanh hàng hóa?

Hiện nay, khi thực hiện các hoạt động sau đây, Doanh Nghiệp FDI phải thực hiện việc cấp GPKD:

  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
  • Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
  • Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; và
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Gói dịch vụ của Dương Luật bao gồm những công việc gì?

Dương Luật hỗ trợ khách hàng trọn gói dịch vụ xin giấy phép kinh doanh, bao gồm:

  • Tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu có liên quan theo quy định;
  • Đại diện thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các thủ tục sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, nếu có.

Khách hàng sẽ cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, chúng tôi sẽ xử lý các công việc còn lại. 

Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, để được bảo hộ về mặt pháp lý thì nhãn hiệu phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ; thông qua thủ tục đăng ký, chủ sở hữu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu; bất kỳ chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đều là hành vi xâm phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu nhãn hiệu không được đăng ký có thể dẫn đến nhiều rủi cho như bị làm giả, nhái hoặc bị nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Khi có chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp và; cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp này; nhãn hiệu sẽ không được pháp luật bảo hộ do không thực hiện thủ tục đăng ký.

Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu nếu muốn được tiếp tục bảo hộ. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “first to file” là gì?

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first – to – file) là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ. Theo nguyên tắc “first to file”, pháp luật chỉ bảo hộ cho chủ thể nộp đơn đăng ký sớm nhất đối với cùng một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… chứ không phải là người đầu tiên sáng tạo ra nó.

Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu là gì?

Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là căn cứ để xác định phạm vi quyền và tính chi phí đăng ký nhãn hiệu. Một nhãn hiệu có thể được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ. Ví dụ: Nhãn hiệu OMO được đăng ký cho sản phẩm bột giặt (nhóm sản phẩm).

Thời hạn đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ mất bao lâu?

Theo pháp luật thời hạn đăng ký nhãn hiệu khoảng từ 12-15 tháng. Trên thực tế việc đăng ký từ khi bắt đầu đến khi được cấp bằng bảo hộ thường kéo dài khoảng 18-24 tháng.

Gói dịch vụ của Dương Luật bao gồm những công việc gì?

Dương Luật hỗ trợ khách hàng đăng ký nhãn hiệu, bao gồm:

  • Tư vấn các quy định về nhãn hiệu và hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu có liên quan theo quy định;
  • Thực hiện phân loại nhóm hàng hóa, sản phẩm của nhãn hiệu để đăng ký;
  • Thực hiện tra cứu sơ bộ nhãn hiệu để kiểm tra nhãn hiệu có khả thi để đăng ký hay không;
  • Đại diện thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả chấp thuận đơn về mặt hình thức;

Khách hàng sẽ cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, chúng tôi sẽ xử lý các công việc còn lại. 

Dương Luật có công bố biểu phí dịch vụ tiêu chuẩn không?

Chúng tôi công bố biểu phí dịch vụ tiêu chuẩn cho một số các dịch vụ. Biểu phí tiêu chuẩn và được áp dụng khi khách hàng (i) đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Pháp Luật Việt Nam và (ii) có thể cung đầy đủ và đúng hạn toàn bộ hồ sơ theo quy định.

Các trường hợp đặc biệt khác vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Phí trên đây đã bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh chưa?

Phí nêu trên đã bao gồm phí dịch vụ của chúng tôi, nhưng chưa bao gồm:

  • Thuế Giá trị Gia tăng (VAT);
  • Phí dịch vụ dịch thuật, chứng thực tư pháp;
  • Phí điện thoại, gửi thư đường dài;

Các khoản phí này sẽ được thông báo cho khách hàng trước khi thực hiện.

Tôi sẽ thanh toán phí khi nào, thanh toán như thế nào?

Khách hàng thanh toán phí một (01) lần ngay trước khi thực hiện dịch vụ. Việc thanh toán được thực hiện bằng chuyển khoản, tiền mặt hoặc thông qua ví điện tử.

Phí chuyển tiền, nếu có, sẽ do khách hàng chịu trách nhiệm chi trả.

Tôi có được thanh toán bằng ngoại tệ không?

Theo quy định, các giao dịch thực hiện tại Việt Nam thì sẽ phải sử dụng đơn vị thanh toán là Đồng Việt Nam (VND).

Dương Luật có hoàn phí nếu không đạt kết quả không?

Chúng tôi hoàn trả toàn bộ Phí Dịch Vụ liên quan trực tiếp đến dịch vụ đang cung cấp (nhưng không bao gồm phí và lệ phí nhà nước) cho khách hàng, trừ trường hợp do lỗi của khách hàng hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Tiền hoàn phí sẽ được hoàn trả cho khách trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện hoàn phí.

Tôi có nhận được hóa đơn dịch vụ sau khi hoàn tất vụ việc không?

Chúng tôi phát hành hóa đơn cho toàn bộ các dịch vụ. Khách hàng sẽ nhận được hóa đơn dịch vụ trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ kết thúc dịch vụ và khách hàng thanh toán toàn bộ phí.

Các yêu cầu liên quan đến hồ sơ cần chuẩn bị?

Về nguyên tắc, các hồ sơ từ tiếng nước ngoài sẽ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và chứng thực tư pháp trước khi sử dụng tại Việt Nam.

Vui lòng xem thêm tại đây về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và chứng thực tư pháp.

Tôi có thể cung cấp tài liệu bằng tiếng nước ngoài được không?

Có thể. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ dịch thuật cho khách hàng nếu có nhu cầu dịch thuật để nộp hồ sơ tại Việt Nam.

Dương Luật có hỗ trợ soạn thảo biểu mẫu bằng tiếng Anh không?

Chúng tôi soạn thảo cơ bản hồ sơ bằng tiếng Anh. Cần lưu ý hồ sơ khi nộp cho cơ quan nhà nước Việt Nam là hồ sơ bằng Tiếng Việt.

Chúng tôi sẽ tính phí các dịch thuật đối với các trường hợp khách hàng yêu cầu thêm.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, tôi cần làm gì?

Vui lòng hoàn thành toàn bộ hồ sơ theo yêu cầu và gửi cho chúng tôi để tiến hành nộp hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ yêu cầu là bản giấy, đã được trình ký phù hợp theo đúng quy định bởi người có thẩm quyền. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ khách hàng cung cấp không đúng với thực tế hoặc có dấu hiệu giả mạo, lừa dối.