1. Căn cứ pháp lí
– WTO, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000;
– Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010;
– Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi
– Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
2. Điều kiện chi tiết
2.1. WTO, VJEPA, VKFTA, CPTPP: Không hạn chế, ngoại trừ:
Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ, căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng.
2.2. EVFTA: Không hạn chế, ngoại trừ các quy định trong cam kết chung.
– Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.
– Chi nhánh của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.
– Để đảm bảo hơn, điều này sẽ căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng.
2.3. Pháp luật Việt Nam:
2.3.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Không quy định hạn chế.
b) Hình thức đầu tư: Theo quy định tại Điều 105 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010).
c) Phạm vi hoạt động đầu tư: Theo quy định tại Điều 60 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luât Kinh doanh bảo hiểm năm 2010) và Điều 37 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
d) Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư:
– Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luât Kinh doanh bảo hiểm năm 2010).
– Đối với thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm: Điều 7 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 151/2018/NĐ-CP).
– Đối với thành lập công ty cổ phần bảo hiểm: Không quy định điều kiện riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
đ) Điều kiện khác: Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
2. 3.2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Không hạn chế.
b) Hình thức đầu tư: hoạt động theo quy định tại Điều 105 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010).
c) Phạm vi hoạt động đầu tư: hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm: Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
d) Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư:
– Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luât Kinh doanh bảo hiểm năm 2010).
– Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 9 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.đ) Điều kiện khác.
2. 3.3. Điều kiện thành lập chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
a) Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
b) Điều kiện khác: Mức vốn pháp định của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:
– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.