Dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội tại Việt Nam

1. Căn cứ pháp lý

– WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA

– Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;

– Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

– Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

2. Điều kiện chi tiết

2.1. Bệnh viện (CPC 9311)Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312)

– Quy định tại các Hiệp định:

+ Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. 

+ Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

– Riêng AFAS và EVFTA:  Không hạn chế và không có cam kết về vốn đầu tư tối thiểu. 

2.2. Dịch vụ sức khỏe con người khác (CPC9319)

– AFAS, EVFTA và CPTPP đã mở cửa choDịch vụ sinh nở và các dịch vụ liên quan, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ vật lý trị liệu và trợ y (CPC 93191)

– Riêng AFAS mở cửa thêm cho các dịch vụ sức khỏe con người khác, với vốn góp nước ngoài tối đa 70% khi tham gia liên doanh. 

2.3. Dịch vụ xã hội (CPC 933)

– Riêng AFAS, EVFTA: cho phép thành lập liên doanh trong đó vốn góp nước ngoài không vượt quá 70%.

– Theo CPTPP, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến các phân ngành trên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *